
Suốt quá trình nuôi gà chọi ắt hẳn không ít nhiều anh em cũng sẽ gặp các tình trạng bệnh ở gà. Vậy nếu chẳng may rơi vào các trường hợp này thì cách chữa gà chọi như thế nào? Để dễ dàng nắm rõ được những phương thức chữa bệnh gà chọi chuẩn nhất. Mời anh em cùng tham khảo tìm đọc ngay bài viết hướng dẫn cách điều trị cho từng loại bệnh sau.
Cách chữa mốc cho gà chọi
Gà bị mốc luôn là một trong những căn bệnh dễ gặp nhất ở hầu hết các chiến kê hiện nay. Nguyên nhân bị và cách chữa chi tiết sẽ được ST666 hướng dẫn cụ thể như sau.
Nguyên nhân khiến gà bị mốc
Nguyên nhân gây nên bệnh nấm mốc ở gà chọi thường khởi điểm bởi nhiều lý do như:
- Do gà được nuôi ở những môi trường ẩm ướt, không được khô ráo thoáng khí. Từ đó, dễ tạo điều kiện thuận lợi cho những vi khuẩn nấm (mốc) phát triển nhanh chóng.
- Anh em vệ sinh không kỹ lưỡng sau khi gà vừa đi đá về hoặc vừa mới đi vần về. Đặc biệt là các vết máu bám dính trên da hoặc những vết bẩn khác.
- Ngoài ra, vì gà chọi luôn được cắt tỉa lông khá nhiều so với gà thường. Điều này khiến cho lớp da không được bảo vệ dễ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Cách chữa gà chọi bị mốc
Nếu chẳng may trên da hay phần cổ của gà xuất hiện các vết nấm mốc thì bạn cần nên:
- Áp dụng các bài thuốc dân gian kết hợp giữa các nguyên liệu cơ bản như rượu + rễ cây Bạch hạc. Hoặc phương thuốc rượu + măng cụt + nghệ + quế. Tất cả hỗn hợp này sẽ được ngâm hòa với nhau sau đó thoa lên vị trí nấm vừa đủ. Hỗn hợp này cần được ngâm trong 1 tháng trước khi sử dụng.
- Ngoài ra, bạn có thể ra các quầy thuốc thú ý để mua những tuýp kem thái trị nấm gà chọi. Cách chữa mốc cho gà chọi theo cách này sẽ nhanh chóng hơn.

Cách chữa gà bị đá mù mắt
Khi các chiến kê thi đấu việc bị đá mù mắt là điều hiển nhiên xảy ra rất thường xuyên. Lúc này, cách chữa gà chọi bị đá mù mắt sẽ được thực hiện theo các bước sau.
Nguyên nhân khiến gà bị đá mù bắt
Gà bị đá mù thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Tình trạng gà bị đá mù mắt trong khi thi đấu thường dễ bị cựa gà đối thủ đá trúng.
- Điều kiện môi trường chăm sóc không đảm bảo hoặc diện tích nuôi quá hẹp. Điều này khiến cho các chiến kê nuôi nhốt chung giao tranh, đấu đá lẫn nhau trúng mắt.
- Môi trường nuôi thả có nhiều cây cối, gai góc rậm rạp khiến gà bị trúng mắt.
- Không dùng các đồ bảo hộ cho gà khi thực hiện các thao tác xổ gà làm cho mắt bị tổn thương.
Phương thức chữa trị
Cách chữa gà chọi bị đá mù mắt sẽ được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn các sản phẩm thuốc đặc trị bệnh mù mắt cho gà chọi. (Ví dụ như ten Bio – Gentadrop).
- Bước 2: Ôm giữ chặt cánh gà để gà được cố định và giữ phần mé trên đầu gà.
- Bước 3: Mỗi bên mắt gà cần nhỏ từ 1 – 2 giọt đều đặn trong thời gian 2 – 3 ngày.

Cách chữa gà chọi bị rút gân
Mặc dù, tình trạng gà chọi bị rút gân không hiếm gặp trên các chiến kê của mọi anh em. Tuy nhiên, việc lựa chọn cách chữa gà chọi sao cho hiệu quả thì rất ít ai nắm rõ.
Nguyên nhân khiến gà bị rút gân
Gà chọi bị rút gân được đánh giá là những tổn thương ngay phần dây thần kinh của chân gà. Tình trạng này khiến cho chân gà bị quắp lại khó đi đứng hoặc tham gia thi đấu. Nguyên nhân khiến gà bị rút gân thường xảy ra trong quá trình thi đấu.
Một số trường hợp khác có thể là do gà bị trúng gió hoặc đạp quá nhiều khiến gân bị rút. Nếu không xử lý kịp thời có thể khiến gà bị mất chân và không thi đấu được nữa. Những vấn đề này hoàn toàn có thể xảy ra và xảy ra khá nhiều tại hầu hết các chiến kê.
Cách chữa gà chọi bị rút gân
Thực tế, tình trạng gà chọi bị rút gân dường như khó có thể khắc phục và chữa trị được. Tỷ lệ áp dụng các cách chữa gà chọi bị rút gân thành công dường như chỉ chiếm 5%. Nếu xảy ra tình trạng này, anh em hãy nhanh trí ngâm chân gà vào chậu nước lạnh.

Tiếp sau đó, lấy ngay những chiếc khăn ấm và kết hợp cùng rượu quế để làm ấm chân gà. Xoa bóp nhẹ nhàng tại vị trí bị rút gân để phần dây thần kinh được dịu nhẹ. Nếu thành công thì anh em áp dụng từ 2 – 3 ngày là sẽ có kết quả ngay lập tức. Ngược lại quá 2 – 3 ngày nhưng tình trạng này vẫn y hệt thì có lẽ gà của bạn đã không qua khỏi.
Cách chữa trị gà chọi bị tróc vảy ở chân đơn giản
Gà chọi bị tróc vảy ở chân là một trong những trường hợp hiếm gặp nhất ở tất cả các bệnh. Nếu chẳng may gặp phải vấn đề này, anh em có thể áp dụng cách chữa gà chọi sau.
Nguyên nhân bị
Nguyên nhân chính khiến gà chọi bị tróc phần vảy ở chân có lẽ vì các lý do sau:
- Có thể do các kỳ vần hơi hoặc vần đòn gà quá sức. Hoặc sau khi đá gà xong anh em hoàn toàn không ngâm chân gà ngay.
- Nhiều trường hợp gà chọi nhảy ở một khoảng cách khá cao để đáp xuống mặt đất. Tuy nhiên, vị trí đáp đất không được chuẩn khiến chân bị tróc vảy.
- Chân gà bị trầy xước do giao tranh hoặc do các nguyên nhân khác. Nhưng bạn lại không đảm bảo chăm sóc chân gà kỹ lưỡng cũng như khắc phục vấn đề này từ sớm.
Mẹo chữa gà bị tróc vảy ở chân
Cách chữa trị gà chọi bị tróc vảy ở chân thường được áp dụng theo các phương thức sau:
- Chọn mua ngay các miếng cao dán hạ sốt có bán trực tiếp tại hầu hết các quầy thuốc. Sử dụng các miếng dán này dán quanh chân từ 2 – 3 ngày với thời gian 12h. Lưu ý, cách chữa gà chọi bị đau gối vẫn có thể áp dụng phương thức này.

- Anh em có thể rửa chân gà thật sạch đảm bảo trôi hết đi các vết bám bẩn trên chân. Sử dụng các chất liệu vải cotton để bọc quanh chân gà chọi lại (nên buộc nhẹ). Mỗi ngày nên sử dụng nước mát để tưới lên chân gà từ 6 – 10 lần.
- Nếu vẫn thấy không thuyên giảm hoặc đối với các trường bị hợp vảy chân nặng. Khi đó, anh em có thể đem gà đến các cửa tiệm thú ý để thăm khám. Các bác sĩ thú ý sẽ nhanh chóng đưa ra những đề nghị chăm sóc phù hợp.
Chữa lậu đế cho gà chọi
Nếu phần chân của gà chọi xuất hiện các tình trạng như chân phù nề, sưng tấy lên. Nhiều trường hợp dưới đế chân còn xuất hiện thêm mủ thì chắc chắn gà chọi đã bị lậu đế.
Nguyên nhân khiến gà bị lậu đế
Lậu đế (nứt đế, thối đế) xảy ra đôi khi do phần đế tiếp đất của gà bị tổn thương. Nếu vệ sinh không đảm bảo các vết thương này có thể bị viêm loét chai sần. Từ đó, việc di chuyển của gà chọi sẽ trở nên khó khăn, khó giao tranh được với đối thủ.
Mặc khác, chân gà luôn thường xuyên đào bới đất để kiếm thức ăn. Mà đất luôn là môi trường chứa nhiều loại vi khuẩn tiềm ẩn khác nhau. Bởi thế, từ những vết thương hở đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Một số trường hợp khiến gà bị lậu đế do điều kiện nuôi gà tại các sân bê tông, thô ráp.
Phương thức chữa gà bị lậu đế
Thông thường, cách chữa lậu đế cho gà chọi sẽ được thực hiện theo các phương thức sau:
- Nếu bị nhẹ, anh em có thể sử dụng vôi bột trộn kết hợp với nền cát theo tỷ lệ 1: 5 (vôi cát).

- Nếu bị trung bình là phần lậu đế chỉ mới ăn qua phần da chưa ăn sâu lắm. Bạn cần nên kết hợp cách thức trộn vôi vào đất và ngâm chân gà trong dung dịch phèn chua ấm + muối. Mỗi ngày cho gà đứng ngâm chân trong hỗn hợp này từ 30 – 60 phút là được.
- Nếu bị nặng tốt nhất anh em nên chọn bỏ hoặc đúc ngay đế mái mới vị trí rất là khó. Đối với những chiến kê hay bạn có thể mỏ đúc mái nhưng tỷ lệ khỏi khá thấp.
Chữa nấm họng cho gà chọi
Nấm họng là một tình trạng bệnh hiếm khi xảy ra nhưng cực kỳ rất nguy hiểm. Bởi nó là một căn bệnh truyền nhiễm rất đáng lo ngại nếu chẳng may gà bị mắc phải.
Gà bị nấm họng do đâu?
Nguyên nhân chính khiến gà bị nấm họng là do sự xuất hiện của nấm Candida albicans. Loại nấm này sẽ xâm nhập trực tiếp tại hầu hết các cơ quan của gà để gây nhiễu loạn chức năng. Đặc biệt, chúng sẽ tấn công vào hệ tiêu hóa khiến gà bị ủ rũ, bỏ ăn.
Trong một số trường hợp, gà chọi có thể bị nấm họng bởi một số nguyên nhân gián tiếp như:
- Môi trường sinh sống không được đảm bảo, dụng cụ ăn uống không vệ sinh. Từ đó, tạo điều kiện cho nấm Candida albicans sinh sôi và phát triển mạnh.
- Nguồn thức ăn cung cấp cho gà không rõ nguồn gốc và không được đảm bảo.
Mẹo chữa nấm họng
Gà bị mắc bệnh nấm họng hoàn toàn là căn bệnh truyền nhiễm và có thể lây nhanh. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu như xuất hiện nấm mọc quanh miệng và họng gà. Hoặc có các triệu chứng bỏ ăn, ủ rũ thì hãy nên áp dụng các cách chữa gà chọi bị nấm sau:
- Lấy nhựa của đu đủ bôi trực tiếp lên các vị trí mà bạn đã cạo nấm cho gà trước đó. Mỗi ngày nên làm từ 2 – 3 lần xuyên suốt trong 2 – 3 ngày để cải thiện bệnh.
Cách chữa gà chọi bị nấm họng truyền nhiễm
- Kết hợp thuốc tưa lưỡi với rau ngót giã lấy phần cốt để lau phần bị nấm của gà. Kiên trì áp dụng cách chữa nấm họng cho gà này từ 3 – 5 ngày là được.
- Sử dụng thuốc tím (methylen – dành cho người bị thủy đậu) bôi lên các vị trị nấm đã cạo. Sử dụng kiên trì đến khi gà chọi không xuất hiện nấm nữa.
- Cách cuối cùng là sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị có bán tại các cửa hàng thú ý.
Chữa sưng củ bàn gà chọi
Cách chữa sưng củ bàn gà chọi luôn có lượt tìm kiếm khá nhiều trên thị trường. Cách chữa gà chọi bị sưng củ bàn cũng khá đơn giản không quá khó khăn với các bước sau.
Sưng củ bàn gà chọi do nguyên nhân gì?
Nguyên nhân khiến gà bị sưng củ bàn hầu như đều dễ mắc phải khi gà đi đá về không được ngâm chân. Một số trường hợp khác do gà tiếp đất không được chuẩn xác xuống nền xi măng. Đây là hai nguyên nhân chính khiến cho gà chọi bị sưng củ bàn.
Cách chữa gà chọi
Để phòng tránh cũng như khắc phục được tình hình bệnh sưng củ bàn ở gà chọi. Mọi anh em cần nên ngâm chân gà vào chậu nước lạnh sau khi vừa đi đá hoặc đi vần về. Nên ngâm trong thời gian từ 15 – 30 phút để đảm bảo tăng khả năng hiệu quả. Đối với gà thả vườn nếu gặp phải những vấn đề này bạn vẫn có thể áp dụng cách trên.

Một số phương thức chữa gà chọi khác
Bên cạnh những căn bệnh phổ biến mà hầu hết các chiến kê hay mắc phải đã được nêu trên. Thì bên cạnh đó vẫn tồn tại một số căn bệnh khác và cách chữa sẽ được thực hiện như sau:
- Cách chữa gà chọi bị khò khè nhanh nhất là chỉ cần đến các cửa hàng thuốc thú ý. Sau đó, bạn cần nêu rõ tình trạng với bác sĩ để họ có thể cung cấp bán thuốc phù hợp.
- Cách chữa kén mép cho gà chọi: Lấy ngay một ít muối nhạt với nhiệt độ khoảng 30 – 40 độ C. Sau đó dùng hỗn hợp này để rửa sạch sát trùng mép gà (nên dùng 2 lần/ ngày).
- Cách chữa gà chọi bị hôi miệng: Trường hợp này nên đến ngay quầy thuốc thú y để mua kháng sinh chữa hôi miệng.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những cách chữa gà chọi chuẩn xác nhất cho từng căn bệnh cụ thể của ST666. Hy vọng bài viết giải đáp nêu trên sẽ phần nào giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc chiến kê. Từ đó, giúp chiến kê của bạn trở nên khỏe mạnh hơn để có thể tham gia thi đấu.